Lần này là về một chủ đề lạ nhưng cũng không hẳn là đã rõ ràng. Đó chính là vấn đề mã vạch giả. Một số người cho rằng mã vạch giả tràn lan trên thị trường. Vậy tại sao lại có những suy nghĩ như vậy? Mình sẽ cố gắng nói về những điều mình biết và xua đám mây này cho các bạn. Vậy mã vạch có làm giả được không? Làm giả mã vạch có an toàn không? Trường hợp nào được copy mã vạch và mã vạch giả có ảnh hưởng gì?
Có gì bạn cần làm rõ ở vấn đề mã vạch giả?
Các vấn đề liên quan đến mã vạch giả
1. Mã vạch giả có thật hay không?
Đọc đến đây thì các bạn đừng đi vội. Lý do vấn đề này được đề cập trong bài cũng không khó hiểu. Đó là nhiều người còn mơ hồ về định nghĩa mã vạch giả. Chính xác hơn là chúng được xác định từ đâu? Có phải là quét mã không trả về kết quả gì hay còn điều gì khác?
1.1. Một mã vạch không hiện ra số bên trong
Vậy nếu một mã vạch có thông tin giống như thông tin của nhà sản xuất thì sao? Vậy thì đó có phải là một giả hay không? Nếu có thì làm sao phân biệt được mã giả đây? Công nghệ tạo mã đã rất tinh vi và dễ dàng rồi. Các cộng nghệ quét mã vạch hiện tại cũng không thể giúp bạn phát hiện ra được. Để mình cho bạn một ví dụ nhé.
Mình lấy một mã vạch của chai nước Sapuwa này có số hiệu là 893 47160 10508. Chai này đã dùng hết. Mình sẽ thử làm mã vạch giả bằng một trang web. Mình lên trang web này nhập mã số mã vạch lên rồi nhấn tạo. Nó ra mã như hình trên web. Bạn có thể tạo mã vạch bằng web hay ứng dụng đều được.
Tiếp theo đó mình lấy điện thoại đã cài sẵn phần mềm quét mã vạch. Rồi dùng nó quét ảnh mình vừa tạo. Sau khi ra kết quả thì search trên web. Như bạn thấy nó vẫn ra kết quả như vậy. Sản phẩm được trả kết quả vẫn là Sapuwa 330ml.
1.2.1. Phần mềm không có tác dụng xác định mã vạch giả
Quên các phần mềm giúp bạn quét mã vạch thật giả đi. Cũng quên các bài hướng dẫn check mã vạch thật hay giả đi. Lý do là như sau:
Các phần mềm không giúp bạn được điều này đâu
- Các con số quét được đa số đều trùng mã số ở dưới mã vạch đó. Những nơi làm nhái theo mã vạch thì đều chú ý đến điều này.
- Các bên thực hiện nhiệm vụ copy mã vạch thường lấy từ một sản phẩm đã có. Mà lỗ hổng là các sản phẩm giống nhau (cùng nhà sản xuất) sẽ có mã vạch giống y nhau. Nên chỉ cần khả năng sao chép sản phẩm và in mã vạch giống như sản phẩm gốc là được.
- Một số phần mềm sẽ không cho ra số, nhưng cũng không đồng nghĩa với việc mã là giả. Vì có thể cơ sở dữ liệu không lớn hoặc chưa có người up lên đó. Mình quét một số sản phẩm như Green Cross ở một số app. Kết quả là có app nhận ra và có app không.
Sự giống nhau giữa mã vạch cho 2 sản phẩm cùng loại
Nếu nói thật sự ra, thì với công nghệ hiện đại thì việc mã vạch giả nó không còn đúng nữa. Mà chính xác hơn là mã vạch thật trên sản phẩm giả mà thôi. Vậy câu hỏi mã vạch có làm giả được không thì các bạn đã phần nào có câu trả lời rồi.
2. Làm giả mã vạch có an toàn hay không?
Nếu bạn làm giả mã vạch theo những số liệu thống kê chưa được đăng kí, hay theo những con số mà cơ sở GS1 gạt bỏ. Bạn có thể dùng chúng cho lưu hành nội bộ, quản lý sản phẩm và tồn kho. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng và copy, làm mã vạch được giả từ những mã có trong thị trường thì sẽ bị trùng mã (Duplicate Barcode).
Bạn không muốn thấy chuyện trùng mã này đâu nhỉ?
Việc bị trùng này xảy ra khi bạn dùng một sản phẩm khác cho mã vạch đó. Nếu bị trùng thì cơ sở sẽ phát sinh lỗi. Từ đó cơ quan chức năng sẽ truy ra hành vi của bạn. Nên tốt nhất là không nên làm giả hay sao chép mã vạch.
3. Mã vạch giả có ảnh hưởng gì?
Mã vạch giả (hay mã vạch trên sản phẩm giả) có tác động không nhỏ. Nếu một mã vạch bị báo về là gắn với sản phẩm giả. Thì doanh nghiệp đăng kí mã vạch đó sẽ bị kiểm tra. Từ đó làm tổn thất chi phí không nhỏ của doanh nghiệp.
Mã vạch giả (không được đăng kí) thì sẽ xuất hiện tình trạng mã không hợp lệ (Invalid). Từ đó cũng dẫn đến việc sản phẩm của bạn cũng bị xem xét và đánh giá. Để tránh điều này, bạn có thể đăng kí mã số mã vạch cho doanh nghiệp mình.
4. Cách phòng chống mã vạch giả hay mã vạch copy
Vậy làm sao để phòng chống những sản phẩm có mã vạch giả/copy nhưng chất lượng kém không? Vì bạn chỉ có thể biết được đồ bạn mua tốt hay không khi mà bạn đã mở ra và xài thử. Mình có những cách gợi ý như sau:
4.1. Nếu bạn là khách hàng
Nếu bạn là khách hàng mua sản phẩm bất kì, thì có những điều bạn có thể làm để tránh. Một số cách mà bạn có thể áp dụng như sau:
- Mua từ những cửa hàng uy tín. Những cửa hàng này nhập trực tiếp từ nhà sản xuất. Các hãng đều quản lý quá trình vận chuyển của họ nên không lo lắng có sản phẩm mang mã vạch giả hay copy nào. Dĩ nhiên bạn sẽ phải mất tiền hơn, nhưng bạn được đảm bảo an toàn.
- Nếu bạn vào một shop không rõ nguồn gốc có thể dùng app quét thử mã vạch. Một số app có so sánh giá và kiếm cửa hàng uy tín gần bạn. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng quét mã vạch điện thoại.
- Nếu bạn thấy những sản phẩm có mã vạch hư hỏng cũng nên tránh. Vì có thể đó là mã in kém chất lượng. Các hãng phân phối gốc thường khó mắc phải lỗi này.
Các cửa hàng uy tín đều nói không với sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng
4.2. Nếu bạn là doanh nghiệp hay cửa hàng
Nếu bạn là doanh nghiệp hay cửa hàng thì việc phòng chống sản phẩm có mã vạch làm giả cũng rất quan trọng. Năm 2018 tổng giá trị phí tổn mà hàng giả hay hàng có mã vạch làm giả gây ra lên đến hơn 500 triệu đô la. Điều đó gây tổn thất rất nặng cho doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn. Vậy để tránh thì nên làm như thế nào?
4.2.1. Lấy sản phẩm chính hãng
Các sản phẩm chính hãng sản xuất luôn luôn bảo đảm được sự chất lượng. Các mã vạch rất tinh vi nên nhìn vào không thể nhận ra thật giả. Đến việc dùng một thiết bị quét mã vạch không thể phân biệt. Các hãng sản xuất chính hãng kiểm soát rất gắt gao và có chuyên gia thẩm định. Nên bạn không cần lo lắng khi lấy hàng của họ về phân phối.
Các sản phẩm chính hãng thì luôn an toàn
Nếu bạn làm trong dây chuyền sản xuất. Thì điều quan trọng là bạn cần có chuyên gia thẩm định chất lượng. Điều đó tránh việc phải thu hồi sản phẩm sau này.
4.2.2. Sử dụng mã vạch thứ 2 trong hệ thống
Điều này áp dụng khá tốt khi bạn kiểm soát số lượng hàng nhập hay vận chuyển. Bằng cách xài mã vạch thứ 2, bạn sẽ đánh dấu từng sản phẩm chuyển đi. Nếu có sản phẩm lạ xen vào thì bạn sẽ nhận ra ngay và có biện pháp xử lý.
4.2.3. Sử dụng mã vạch chống hàng giả
Mã vạch chống hàng giả (Anti-Counterfeit Barcode) là tên một số người hay gọi. Thực ra không có dạng mã nào chống hoàn toàn, chỉ là mã chống được nhiều nhất. Theo nhiều nguồn cho biết, thì QR là loại mã vạch ít bị đưa vào làm hàng giả nhất.
Một số trường hợp nhiều nơi còn sử dụng NFC (Near-Field Communication) theo tiêu chuẩn ISO để xác định sản phẩm. Về NFC này mình sẽ nói về nó ở một bài viế khác nhé.
Sự kết hợp khôn khéo sẽ giúp sản phẩm của bạn ít bị đạo mã vạch hơn
Mình mong bạn đã có câu trả lời cho vấn đề về mã vạch giả. Theo mình, không hẳn có mã vạch giả, mà chỉ có mã vạch copy từ mã thật. Sau đó in lại (chất lượng tương đương hoặc kém hơn). Cuối cùng là đưa lên sản phẩm nhái kém chất lượng. Nên câu trả lời cho việc “Mã vạch có làm giả được không” là có, nhưng dưới một hình thức khác.