MÁY IN MÃ VẠCH

July 26, 2021
Cần Biết

 

Máy in tem nhãn Zebra

Máy in tem nhãn Zebra

Máy in mã vạch nhiệt Zebra tồn tại từ những năm đầu tiên mà mã vạch lên sàn thị trường. Với những công nghệ in mã vạch nhiệt tiên tiến, Zebra mang đến cảm giác của một máy in barcode chính hãng, mạnh mẽ và đầy công năng.

XEM THÊM



Máy in tem nhãn decal TSC

Máy in tem nhãn decal TSC:

Bất kể nhiệm vụ, TSC có đúng máy in phù hợp. Bạn có thể lựa chọn từ workhorses công suất cao, thép-khung gầm với tốc độ lên đến 12 ips; máy in nhiệt nhỏ để in nhãn, thẻ và hóa đơn; máy in mã vạch xách tay để ghi nhãn hàng hoá và ghi nhãn hàng; và máy in định dạng rộng để ghi nhãn tuân thủ, tiếp thị nhãn hiệu và nhãn dán nhãn cảnh báo. Với rất nhiều sự lựa chọn, bạn có thể giải quyết bất kỳ công việc mã vạch


XEM THÊM

Máy in mã vạch Toshiba

 

Máy in mã vạch Toshiba

Toshiba đem đến những chiếc máy in mã vạch, máy in công nghiệp hiệu suất cao, chất lượng đáng tin cậy


XEM THÊM









Máy in tem nhãn mác Ring

Máy in tem nhãn mác Ring

Máy in mã vạch công nghiệp của Nhật Bản



XEM THÊM









Máy in barcode Datamax

 

Máy in barcode Datamax

Datamax mang đến nhiều lựa chọn máy in mã vạch, máy in để bàn, máy in công nghiệp và máy in di động có thể kết nối với nhiều ứng dụng tiên tiến trong bất kể kích thước hay môi trường nào của doanh nghiệp.


XEM THÊM






Phần mềm quản lý mã vạch Seagull

 

Phần mềm quản lý mã vạch Seagull

Trình điều khiển bởi Seagull


XEM THÊM










Máy in mã vạch - máy in tem nhãn decal tại Radiant Global

Chúng tôi hân hạnh cung cấp cho bạn những loại máy in mã vạch chính hãng từ các hãng như TSC, Ring và Zebra. Hai hãng này đều rất mạnh mẽ trong việc in mã vạch sản phẩm. Các loại máy in từ để bàn đến máy in tem nhãn mã vạch công nghiệp hay cả máy cầm tay. Những sản phẩm giá rẻ phù hợp cho công việc in ấn và cài đặt sẽ làm bạn thích thú. Bạn sẽ có những thiết bị in tốt nhất.

1. Định nghĩa về máy in mã vạch

Máy in mã vạch còn có một tên gọi khác là máy in tem nhãn. Thuật ngữ tiếng Anh của 2 từ này lần lượt là Barcode Printer và Label Printer. Cũng như máy đọc, nó là một thiết bị ngoại vi kết nối với máy tính. Nhưng mục đích là xuất thông tin dưới dạng in ấn (printing lay-out) lên tem nhãn - hay là label. Máy in tem nhãn có 2 hình thức in thông dụng mà bạn có thể đã nghe qua.

Máy in tem nhãn chủ yếu hoạt động bằng cách đốt nóng các điểm trên đầu in. Dựa vào cấu hình mã vạch đã được định sẵn, máy sẽ làm nóng các điểm in phù hợp. Sau đó khi giấy in đi ngang qua, đầu in sẽ tiến hành đưa các điểm nóng này lên giấy in, từ đó sẽ có thành phẩm.

Một điểm nữa làm máy in mã vạch tốt đó là cảm biến có trong động cơ của máy (sensor). Cảm biến này không những cảm nhận được tem nhãn có đúng vị trí để in không, mà còn hỗ trợ cho việc in chính xác và ngay ngắn trên tem nhãn. Chưa dừng lại ở đó, cảm biến còn có thể nhận ra nếu tem nhãn có bị kẹt hay có vấn đề gì trong lúc in ấn. 

2. Có những loại máy in mã vạch điển hình nào?

Đối với một thiết bị in, thì việc hiểu rõ và nhận biếc các loại máy in tem nhãn là khá cần thiết. Hình thức, giá thành và chức năng cũng là thứ quyết định loại máy in bạn sử dụng. Đối với việc in ma vach, thì có những loại máy in như sau: 

2.1. Phân loại theo hình thức/công nghệ in (Printing Technology)

  • Máy in nhiệt trực tiếp (Direct Thermal): Đây là dạng máy in mã vạch với khả năng dùng đầu in để đốt cháy chất muộn than rồi in lên tem nhãn. Loại giấy dùng cho công nghệ in trực tiếp này là giấy cảm nhiệt (Thermal Paper). Loại hình in này tiêt kiệm được mực in nhưng lại dựa quá nhiều vào ma sát. Vì việc in trực tiếp lên phải dùng đến các tiếp xúc này. Điều đó có thể làm trầy giấy và xuất hiện sọc trên mã vạch.
  • Máy in tem nhãn truyền nhiệt (Thermal Transfer Printer): Hình thức in này là một trong những công nghệ in mã vạch bền nhất thời điểm hiện tại. Vẫn dùng nhiệt, nhưng là đốt cháy các vật liệu như wax/resin để chúng bám lên bề mặt tem nhãn. Điều này hạn chế tối đa ma sát với tem nhãn và tạo nên một label bền hơn rất nhiều, chịu được các điều kiện môi trường tốt hơn hẳn giấy in trực tiếp.

2.2. Phân loại theo chất lượng in

Một số sản phẩm máy in tem nhãn decal có các model khác nhau dựa vào các chất lượng in khác nhau. Độ phân giải càng cao thì số điểm in trên 1 inch à nhiều hơn, vì vậy mà mã vạch nhìn sẽ rõ hơn. Có 3 độ phân giải (resolution) cơ bản của máy in mã vạch chính hãng như sau:

  • 203 dpi: Đây là chất lượng in thường thấy trên các loại tem nhãn cho sản phẩm tiêu dùng thông thường (bánh kẹo, snack, ly tách, đồ dùng..)
  • 300 dpi: Bạn hay thấy chất lượng in này trên các tem nhãn có mã 2D trên các sản phẩm cho mục đích marketing.
  • 600 dpi: Độ phân giải dành cho các loại mã vạch nhỏ và siêu nhỏ. Các sản phẩm như chíp điện tử hay các mặt hàng có quá ít diện tích để in thì cần đến chất lượng này.

Các chất lượng in 203 và 300 dpi thông dụng hơn ở các máy in mã vạch mini hoặc máy in tem nhãn để bàn. Trong khi đó cấu hình hỗ trợ in 600 dpi chỉ có thể thấy ở các may in tem nhan cong nghiep.

2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng:

2.3.1. Máy in mã vạch di động/mini (Mobile Barcode Printer)

Đây là dạng thiết bị được sử dụng cho các tác vụ cần in vé trên đường đi. Nên nhiều nhân viên tại các điểm như nhà kho, hay các công ty vận chuyển cần đến máy in này. Một số kiểu máy in bạn có thể tham khảo như TSC TDM-30 và TSC Alpha-2R. Chúng nổi tiếng với công nghệ in mã vạch không dây sử dụng kết nối bluetooth hoặc WiFi. Những phiên bản máy in barcode này thường được tối đa hóa cho công tác di chuyển. Vì vậy mà bạn chỉ thấy tính năng in nhiệt trực tiếp trên chúng.

Nếu bạn cân nhắc mua các dòng máy in di động cũ, thì khuyến cáo là không nên. Vì đa phần chúng sẽ trở nên chậm và khó sử dụng hơn chỉ sau một thời gian ngắn. Các thiết bị sau này được cải tiến rõ rệt hơn, nhưng bạn vẫn cần cân nhắc. Vì đa phần, những người sử dụng chỉ chọn thanh lý máy in khi đã dùng chúng sau thời gian dài.

2.3.2. Máy in mã vạch để bàn (Desktop Barcode Printer)

Máy in để bàn vẫn nằm ở trong dạng nhỏ gọn tuy chúng có phần lớn hơn so với máy in di động. Tốc độ của máy in để bàn và di động hầu như là tương đương nhau và ở mức trung bình. Máy thường dùng cuộn giấy in tem nhãn với chiều dài 50m. Loại máy in tem nhãn decal này được thấy trong các cửa hàng hay văn phòng như siêu thị tiện lợi, cửa hàng hoa quả, vv.. với tần suất in dưới 1,000 tem/ngày.

Một số mẫu máy in tiêu biểu thường dùng như TSC TTP-247, TSC-TTP 244 Pro, và các dòng Datamax E-Class

2.3.3. Máy in mã vạch công nghiệp

Riêng mảng máy in công nghiệp này thì bạn có thể chia chúng thành 2 loại nhỏ nữa. Và cũng có các ngành công nghiệp khác nhau nên sẽ có 2 loại máy in mã vạch decal điển hình như sau:

  • Máy in tem nhãn công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printers): Cấu tạo của chúng tuy lớn nhưng vỏ ngoài đa số bằng nhựa và có tốc độ in thấp hơn so với dạng máy in tiếp theo. Chúng hỗ trợ giấy in tem nhãn lên đến 150m về độ dài. Các siêu thị lớn, các tòa nhà chính phủ sẽ là nơi hay có mặt chúng. Một số máy in để bạn tham khảo bao gồm: TSC TTP-244M Pro, Ring 4012PLM+.
  • Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printers): Các máy in loại nặng này thường có độ chống chịu tốt và hoạt động 24/24 với các cuộn tem nhãn lên đến 300m chiều dài. Các thiết bị này thường có mặt trong các quy trình sản xuất cực kì lớn, với tần suất in lên đến 70,000 tem nhãn 1 ngày. Ví dụ điển hình của các dòng máy này là Toshiba B-EX6T, Toshiba B-EX4T2-TS, TSC TTP-2610MT.

3. Các thông số/thuật ngữ của máy in cần chú ý

Có khá nhiều thông tin hữu ích mà bạn muốn nhìn vào máy in tem nhãn mã vạch của mình. Chúng sẽ cho bạn thấy khả năng mà máy có thể làm được. Chúng đồng thời cũng trả lời câu hỏi về cách lựa chọn một máy in mã vạch phù hợp. 

3.1. Về khả năng tem nhãn

  • Auto-cutter: Khả năng tự động cắt nhãn của máy. Một số máy in có đầu cắt ngay cổng ra của tem nhãn. Khi bạn tùy chỉnh bằng các nút thao tác thì máy sẽ cắt số lượng theo đúng bạn yêu cầu. Các nhãn sẽ được cắt tự động và chính xác, giảm thiểu lỗi khi cắt bằng tay và đẩy nhanh quy trình sản xuất. Nhãn trong quy trình này còn được gọi là nhãn liên tục (continuous label).
  • Tear-off: Đây là chức năng tự động xé nhãn của máy in. Đơn giản hóa là phải có người xé nhãn đã được đưa ra thì máy mới tiếp tục làm việc. Điều này hạn chế lỗi trên bản thân của tem nhãn. Nếu phát hiện lỗi ở con tem đầu tiên hoặc nhầm tem, người dùng có thể hủy bỏ quy trình.
  • Peel-off: Với chức năng này, máy in mã vạch sẽ tự động bóc tem nhãn cho bạn sau đó dán vào sản phẩm. Công tác này hay được kết hợp với dây chuyền sản xuất. Bạn nên đảm bảo thông tin tem nhãn là chính xác trước khi tích hợp.

3.2. Các thông số cấu hình

  • RAM: Bộ nhớ truy xuất tạm thời và sẽ giải phóng khi máy hoàn thành quy trình in.
  • Flash:Bộ nhớ có sẵn trên máy in. Bạn có thể lưu trữ các tệp hay template, font, quy cách tem có sẵn trong bộ nhớ này.
  • Print Speed: Tốc độ in của máy, đơn vị ở đây sẽ là inch trên mỗi giây (IPS: Inch Per Second).
  • Die Cut Label: Chế độ cắt có chừa lại viền giữa các tem nhãn, nó ngược với butt cut là không chừa viền nào cả.
  • Label With Mark: Giấy in có đánh dấu điểm. Cảm biến của máy in sẽ dễ dàng cảm ứng khỏang cách giữa các nhãn hơn.

4. Các điểm khác bạn cần chú ý khi sử dụng máy in mã vạch

Khi sử dụng máy in có một số điểm bạn nên cân nhắc để tối ưu hóa quy trình in của bạn ví dụ như:

  • Nên sử dụng máy in với tem nhãn decal dạng cuộn (Roll). Điều này giúp bạn kiểm soát quy trình in ấn, bóc tách và cố định số lượng.
  • Điều chỉnh độ phân giải in hợp lý dựa vào độ lớn. Điều này giúp các máy quét mã vạch dễ dàng đọc hơn.
  • Các loại mực in mã vạch và hình thức in cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của mã vạch. Nên chọn hình thức tốt nhất để đảm bảo chất lượng của chúng.
  • Phần mềm mã vạch cũng góp phần làm nên thành bại của một tem nhãn. Các phần mềm như BarTender của Seagull nên được khuyên dùng để đảm bảo quy trình quản lý.

Dòng máy in nhiệt có thể được tìm thấy tại công ty chúng tôi. Với giá thành phải chăng, bạn sẽ thấy một máy in mã vạch giá rẻ phù hợp nhất. Đặc biệt với những quý khách mua máy in tem nhãn ở nội thành Hà Nội sẽ nhận được ưu đãi.


Nga Mít

Tôi là nga mít hay còn gọi là Nga đỗ ,  tốt nghiệp loại giỏi nghành quản trị kỹ thuật công nghiệp và là trợ lý giám đốc của chuỗi cung cấp thiết bị in ấn thương hiệu Ninh Cam code . hiện đang nghiên cứu và sáng tạo nhiều dòng máy liên quan đến thiết kế và in ấn tem nhãn tại Việt Nam

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form